Sùng bái Xi Vưu Xi_Vưu

Khu vực người Hán

Mặc dù Xi Vưu là nhân vật phản diện trong các điển tịch Nho giáo, song trong dân gian vẫn duy trì truyền thống thờ phụng Xi Vưu, khu vực các tỉnh Hà BắcSơn TâyHoa Bắc có hoạt động thờ phụng tương quan. Như Nhâm Phưởng (任昉) thời Nam triều có ghi trong "Thuật dị chí" (述异志) rằng Ký châu (nay là Hà Bắc) có nhạc danh (Xi Vưu hí), người dân đầu đội sừng trâu và giữ thăng bằng. Tại một thôn ở Thái Nguyên có tế thần Xi Vưu.[58][59] Tần Thủy Hoàng tự mình tế Xi Vưu, xem là một trong tám chiến thần.[60] Các bậc đế vương và võ tướng sau này trước khi xuất chinh thường tế bái Xi Vưu để cầu xin sự phù hộ.[61][62][63]

Theo truyền thuyết, sau khi chiến bại, Xi Vưu bị chặt đầu, ngoài ra còn có nhiều mộ được cho là của Xi Vưu, tức "Xi Vưu chủng" (蚩尤冢), có người dân cúng tế.[64][65]huyện Cự Dã thuộc tỉnh Sơn Đông có "mộ Xi Vưu" và "quảng trường Xi Vưu".[66]

Căn cứ vào việc Xi Vưu là một trong lục tướng của Hoàng Đế, đứng đầu trong việc quản lý thời tiết, tên gọi này đã được đặt cho một loại hình nhất định trong chiêm tinh học, gọi là "Xi Vưu kỳ". Căn cứ theo Lã thị Xuân Thu,[67] Sử ký,[68] Tùy thư[69] và các văn hiến khác miêu tả, Xi Vưu kỳ ứng chỉ một số loại sao chổi nhất định, là dấu hiệu của chiến tranh.[68]

Người Miêu

Trong khi người Hán tự nhận là con cháu của Viêm Hoàng, người Miêu tiếp tục xem Xi Vưu là tổ tiên của mình. Một bộ phận người Miêu lưu truyền truyền thuyết "Gid Chib Yeul Laol", trong đó "Gid Chib" ý chỉ ông hay người già, "Yeul Laol" ý chỉ anh hùng, vẫn còn có tranh luận về việc nó có phải ám chỉ đến Xi Vưu hay không.[70] Ở các vùng người Miêu tại Kiềm Đông Nam thuộc tỉnh Quý Châu và huyện Dung Thủy thuộc Quảng Tây, cứ mỗi sáu năm hoặc mười năm lại cử hành một lần nghi thức tế tổ Chiguzang (吃鼓藏, Cật Cổ Tang) với quy mô lớn, đầu tiên là tế thủy tổ "Khương Vưu" (姜尤). Ở Kiềm Nam thuộc tỉnh Quý Châu có sử thi "Bảng Xi Vưu" (榜蚩尤), kể về truyện cũ của vị tổ tiên đệ nhất Hương Vưu (香尤).[53]

Người Miêu ở Mã Quan, Vũ Định có phong tục "khiêu nguyệt" (跳月) (Hauv toj) hoặc "thải hoa sơn" (踩花山), truyền thuyết của phong tục này và Xi Vưu có quan hệ mật thiết. Đường thời, Xi Vưu lãnh đạo dân Miêu chống lại việc Hoàng Đế đông tiến, sau khi thất bại thì rút vào núi sâu. Nhằm triệu tập người Miêu ở tứ phương, Xi Vưu dựng cây gậy gỗ trên núi, cho treo dải lên, lệnh cho nam nữ ca múa xung quanh cây gậy hoa, thổi lô sanh (芦笙, một loài khèn của người Miêu). Khung cảnh náo nhiệt đã thu hút nhiều người Miêu tụ hội, tập hợp lại và nhập quân chiến đấu chống lại người Hán. Về sau, nó đã trở thành một hội hát múa lớn, trở thành tiết truyền thống của người Miêu.[71]

Người Miêu có phong tục thờ cúng cây phong, thậm chí lấy cây phong làm vật tổ.[72] Điều này cũng có thể liên quan đến Xi Vưu[73] Sử thi "Phong mộc ca" của người Miêu nói rằng tộc người Miêu và thậm chí là cả nhân loại đều được tạo ra từ cây phong.[72]

Liên quan